Cạnh tranh là yếu tố tự nhiên trong kinh doanh, đặc biệt là với những người làm trong lĩnh vực thương mại điện tử như seller Print On Demand. Để phát triển được quy mô doanh nghiệp, seller cần phải khiến cửa hàng của mình nổi trội, khác biệt với USP - Unique selling Point hay còn gọi là điểm bán hàng độc nhất! Vậy USP là gì, làm thế nào để xác định được unique selling point cho cửa hàng của bạn. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Unique Selling Point là gì? USP - tiếng Anh là Unique Selling Point hay còn được hiểu là điểm bán hàng độc nhất là điểm nhấn, sự khác biệt, nổi bật của sản phẩm khi đặt cạnh những dịch vụ, sản phẩm tương đồng khác. Đây là yếu tố then chốt khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Các USP tốt có chất lượng độc đáo, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình marketing, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng như giữ chân khách hàng cũ. Nhiều công ty đã và đang sử dụng USP của mình để làm khẩu hiệu trong các chiến lược tiếp thị, truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách tối đa nhất.
USP phải là điểm nổi bật nhất của sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Đặc biệt, chúng phải là các yếu tố làm sản phẩm có giá trị riêng với khách hàng. Một USP hấp dẫn, có tính ảnh hưởng mạnh mẽ cần đáp ứng được những yếu tố sau:
Nếu chưa thể tìm kiếm USP cho sản phẩm của mình hoặc chưa thể hình dung cụ thể về USP, seller có thể tham khảo một số ví dụ về USP ngay sau đây!
Bỏng ngô là một món ăn dễ mua tại bất kỳ cửa hàng tiện lợi hoặc trung tâm thương mại nào. Để khiến sản phẩm của mình nổi bật so với các thương hiệu khác, Pipcorn tập trung vào các yếu tố khiến sản phẩm của mình trở thành lựa chọn hàng đầu cho các khách hàng quan tâm về vấn đề sức khỏe.
Các cụm từ thể hiện USP của sản phẩm là “ all natural”, “whole grain”, và “small batches” được in trên túi sản phẩm cũng như nhấn mạnh trên trang web của thương hiệu. Ngoài ra, Pipcorn còn nêu bật các lợi ích sức khỏe khác của sản phẩm như không chứa gluten, không chứa GMO và chất chống oxy hóa. Nhìn chung, thương hiệu cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quan về lợi ích mà sản phẩm mang lại cho sức khỏe, một trong những yếu tố “chí mạng” để họ quyết định mua sản phẩm.
Bee’s Wrap là một doanh nghiệp thương mại điện tử sản xuất màng bọc thực phẩm làm từ bông hữu cơ và sáp ong. Bee’s Wrap tập trung khai thác vào một trong những vấn đề cấp thiết và được nhiều người quan tâm trên toàn cầu, đó chính là rác thải nhựa.
USP mà họ tập trung khai thác là quảng bá Bee's Wrap như một giải pháp thay thế cho các màng bọc thực phẩm plastic dùng một lần và là giải pháp dài hạn cho các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Taylor Stitch là thương hiệu thời trang sử dụng hình thức gọi vốn cộng đồng để thiết kế sản phẩm. Bản chất thì quá trình gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) không phải là một USP. Đã có rất nhiều thương hiệu thành công với phương thức thức. Tuy nhiên cách màTaylor Stitch sử dụng crowdfunding đã khiến họ nổi bật hợp.
“We design new products. You crowd fund them and save 20%. Our planet takes on less waste. We deliver them when they’re seasonally appropriate. Everybody wins.”
USP này nói rõ lý do tại sao khách hàng được hưởng lợi trong quá trình huy động vốn cộng đồng. Bạn có thể tiết kiệm tiền, giúp ích cho môi trường và lấy quần áo khi cần. USP này tập trung nêu bật lợi ích xã hội của mô hình kinh doanh này biến nó thành thương hiệu mà ai cũng muốn hỗ trợ.
Taylor Stitch cho thấy một ví dụ về cách biến một cách tiếp cận quen thuộc trở thành một chiến thuật tiếp thị độc đáo.
Việc xác định USP của sản phẩm, dịch vụ không dễ dàng. USP phải là thứ độc nhất, mới mẻ, khác biệt, khiến thương hiệu của bạn thật khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Vậy làm thế nào để xác định được USP của sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử như người bán Print On Demand. Hãy cùng tìm hiểu 3 phương pháp ngay sau đây.
Bạn có thể suy nghĩ và đặt các câu hỏi về sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Hãy tự hỏi mình các vấn đề liên quan tới khách hàng và thị trường.
Với người bán Print On Demand, seller có thể tự đặt các câu hỏi như: tại sao khách hàng lại muốn mua sản phẩm in theo yêu cầu? Họ mua để tặng, dùng cho bản thân hay với mục đích gì? Sản phẩm cần có những ưu điểm gì để khách hàng quyết định đặt mua.
Lưu ý những yếu tố như thời gian ship hàng nhanh, có nhiều mà giảm giá, khuyến mại hay dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24 không phải là USP.
Sau khi đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, bạn sẽ hình dung rõ hơn về sản phẩm và khách hàng của mình và dễ dàng tìm ra USP hơn.
USP sản phẩm không chỉ là yếu tố khác biệt, độc đáo mà còn phải phù hợp với thực tế.
Khi đã có các câu hỏi, bạn có thể tự đặt mình vào vị thế của khách hàng để trả lời chúng. Ví dụ, khách hàng muốn các mẫu áo thun in theo yêu cầu phải có thiết kế độc đáo, không đụng hàng, thể hiện được cá tính của bạn thân với chất liệu mát mẻ, dễ chịu, … USP sản phẩm phải đáp ứng được những điều mà họ đang tìm kiếm.
Sau khi đã trả lời được câu hỏi, bạn có thể liệt kê lại các USP, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để chắc chắn rằng USP của mình là khác biệt và độc nhất. Lúc này bạn có thể cân nhắc và chọn lựa USP cho sản phẩm và dịch vụ của mình.
Hãy nhớ điểm bán hàng độc nhất của sản phẩm hay dịch vụ nên sáng tạo, khác biệt, là duy nhất mà không đâu có.
Kết luận:
Unique selling point là yếu tố thuyết phục khách hàng để họ quyết định đặt mua sản phẩm của bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới USP để tận dụng những giá trị độc đáo này trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
Bài viết trên đã giới thiệu cơ bản các thông tin về Unique Selling Proint là gì? Một số phương pháp tìm kiếm Unique Selling Point và các ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung về USP. Hy vọng bạn có thể ứng dụng những phương pháp trên để tìm ra USP cho sản phẩm và dịch vụ của mình!