(FBM là gì ) Amazon là một trong những cột trụ thương mại điện tử phương Tây mà ai cũng từng nghe danh. Tính tới năm 2021, Amazon có gần2 triệu sellers đang hoạt động, con số này cũng đang tăng lên với hơn 2000 người bán mỗi ngày. Khi bán hàng trên Amazon, seller phải đưa ra lựa chọn để hoàn thành đơn hàng. Các lựa chọn này bao gồm Fulfillment by Amazon (FBA), Seller Fulfilled Prime (SFP) và Fulfillment by Merchant (FBM).
Với tư cách là người bán, Amazon có thể thay bạn hoàn tất đơn hàng với dịch vụ FBA hoặc chính seller có thể tự xử lý đơn hàng qua hình thức FBM. VậyFBM là gì và tại sao nhiều doanh nghiệp lựa chọn FMB thay cho FBA. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
FBM là gì? FBM là từ viết tắt của Fulfillment by Merchant đây là hình thức xử lý đơn hàng mà người bán trên Amazon tự chịu trách nhiệm đóng gói, vận chuyển, hoàn thành các đơn hàng mà khách đặt mua trên Amazon. FBM có thể được quản lý thông qua người bán trực tiếp hoặc thông qua các bên cung cấp dịch vụ fulfillment.
FBM trái ngược với hình thức FBA, khi sử dụng dịch vụ FBA, sellers sẽ lưu kho tại trung tâm của Amazon, khi có đơn hàng, Amazon sẽ tự động đóng gói, vận chuyển, chăm sóc khách hàng sau khi gửi đơn.
Bằng cách chọn FBM Amazon, người bán có toàn quyền kiểm soát toàn bộ quy trình, từ mua hàng, vận chuyển và nhận hàng. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là sellers không được nhận tính năng Buy Box do Amazon ưu tiên cho người sử dụng dịch vụ FBA.
Fulfillment by Merchant hoạt động theo đúng nghĩa đen của nó “hoàn tất đơn hàng bởi bán”. Khi có khách hàng đặt mua, seller sẽ tự đóng gói, vận chuyển, thực hiện giao hàng và xử lý việc hoàn trả hàng. Ngoài việc tự xử lý, seller có thể sử dụng dịch vụ Fulfillment (3PL).
Amazon FBM thường là hình thức phù hợp cho những người vừa bán hàng trên Amazon. Một trong những lý do chính là vì hình thức FBA đòi hỏi một số yêu cầu, phê duyệt và cần thời gian để thiết lập trước khi bán. Những seller bán hàng nhỏ lẻ có thể tự hoàn tất đơn hàng. Với những đơn vị kinh doanh lớn hơn, người bán nên sử dụng dịch vụ fulfillment từ bên thứ 3 để xử lý đơn hàng.
Sau đây là một số bước để thiết lập và sử dụng Fulfillment by Merchant:
Bước 1: Listing sản phẩm trên Amazon
Sau khi có tài khoản Amazon Seller Central, người bán có thể liệt kê sản phẩm lên trang với hình ảnh, video, mô tả cùng mức giá phù hợp,..Sellers nên áp dụng thêm các hình thức quảng cáo để thúc đẩy thêm doanh thu cho cửa hàng.
Tùy thuộc vào kho hàng của mình mà sellers có thể phân phối sản phẩm đến các địa điểm phù hợp. Ví dụ seller bán hàng ở Mỹ có thể lưu kho ở nhiều bang để chuyển hàng tới khách nhanh chóng và tối ưu hơn. Nếu seller là người bán cá nhân, nhà ở hoặc dịch vụ fulfillment sẽ là lựa chọn thích hợp nhất.
Khi tự xử lý đơn hàng, sellers cần chú ý tới thời gian đóng gói và vận chuyển. Amazon thường thông báo thời gian giao hàng ước tính cho các đơn hàng ngay khi khách đặt hàng. Sellers có thể điều chỉnh thời gian shipping and handling để đảm bảo hàng luôn đến tay khách đúng thời gian họ mong đợi.
Hình thức FBM Amazon là phương pháp hoàn tất đơn hàng lý tưởng cho người mới bán trên sàn thương mại điện tử Amazon. Mặc dù phải chủ động quản lý đơn hàng, giám sát vận chuyển, xử lý việc refund hàng hóa, nhưng hình thức này cũng mang tới những lợi ích độc nhất vô nhị mà chỉ FBM mới sở hữu. Những điểm cộng này là gì, hãy cùng Printway tiếp tục khám phá ngay sau đây!
Mặc dù FBA là một hình thức vượt trội giúp seller quản lý đơn hàng một cách hiệu quả, không cần bận tâm tới quá trình hoàn tất đơn hàng cũng như xử lý khiếu nại từ khách hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng FBA, sellers sẽ phải bỏ ra một khoản phí tương đối lớn.
Một số khoản phí mà người bán thường phải trả khi dùng dịch vụ FBA là phí biến đổi (phí giới thiệu, phí hoàn thiện đơn hàng, chi phí lưu kho hàng tháng), các loại phí bán hàng như chi phí vận chuyển hàng, phí đăng ký mã vạch, phí quảng cáo,...
Với người bán FBM, ngoài chi phí quảng cáo, người bán chỉ phải trả thêm chi phí đăng ký hàng tháng trên Amazon, một khoản phí nhỏ cho mỗi đơn hàng được đặt và phí giới thiệu cho mỗi đơn hàng.
Amazon thường xuyên thay đổi các yêu cầu về việc nhận hàng FBA mà không cho người bán đủ thời gian để điều chỉnh. Những yêu cầu này có thể ảnh hưởng tới việc đưa sản phẩm tới tay khách hàng trên Amazon. Với FBM, có ít quy tắc cần phải tuân theo hơn.
Với hình thức FBA, seller đóng vai trò như một mắt xích kết nối khách hàng với Amazon. Khi nhận hàng, khách được nhận hộp với logo của Amazon, họ kết nối với bộ phận hỗ trợ của Amazon mà không cần thông qua người bán. Lúc này, vai trò của seller chỉ như một người trung gian, một người “làm thuê” cho Amazon chứ không được quản lý khách hàng của chính mình.
Với FBM, seller sẽ được chủ động quản lý toàn bộ quá trình nhận đơn, đóng gói, vận chuyển và xử lý đơn hàng sau khi giao. Ngoài ra, seller có thể quản lý kho hàng, đơn hàng mà không cần chịu sự quản lý của Amazon.
Như đã đề cập ở trên, khi sử dụng FBA, người bán sẽ cần trả hàng loạt các loại phí từ phí duy trì tài khoản hàng tháng tới phí biến đổi (phí giới thiệu, phí hoàn thiện đơn hàng, chi phí lưu kho hàng tháng),... Amazon có thể tăng các mức giá này lên bất kỳ khi nào họ muốn.
Vì phí lưu kho tại Amazon tính theo khối, khi muốn lưu nhiều hàng để tránh tình trạng hết hàng tại kho, sellers sẽ phải trả phí nhiều hơn. Khi kho hết hàng, seller vẫn phải trả phí lưu kho cho Amazon theo quy định.
Nếu trừ đi các chi phí lưu kho cộng thêm các khoản phí xử lý đơn hàng, phần lợi nhuận thu về sẽ ít hơn so với việc bạn tự hoàn tất đơn hàng bằng FBM.
Với FBA, người bán chỉ có thể lưu kho để bán hàng trực tuyến trên Amazon và các sàn thương mại điện tử khác. Với FBM, chỉ cần một kho hàng, seller có cơ hội quản lý đơn hàng để bán cả online và offline. Nhờ vào đó, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh hơn và nắm quyền kiểm soát kho hàng cũng như hoạt động kho bãi của chính mình.
Không giống như FBA, FBM lược bỏ các khâu rườm rà về phê duyệt và thủ tục vận chuyển hàng hóa, chi phí vận hành,... Với người bán FBM, các bước này sẽ được lược bỏ để seller thực hiện bán hàng nhanh chóng hơn.
Khi không sử dụng dịch vụ FBA, sellers sẽ là người trực tiếp tư vấn, giải quyết các khúc mắc của khách hàng. Với vai trò là đại diện cho doanh nghiệp, thương hiệu, seller cũng sẽ có ý thức hơn trong việc tạo ấn tượng với khách và ghi điểm để khách nhớ tới sản phẩm thương hiệu của mình cho những lần mua sau.
Ngoài ra khi chủ động đóng gói sản phẩm, Seller có thể thêm các loại thiệp chúc mừng, các món quà làm quà tặng thêm cho khách để gia tăng độ nhận diện của họ với thương hiệu.
FBA và FBM là hai hình thức hoàn thành đơn hàng khác nhau với những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Trước khi lựa chọn cho mình một hình thức xử lý đơn hàng hiệu quả, hãy cùng Printway điểm qua những mặt lợi và mặt hại của chúng ngay sau đây.
Điểm cộng:
Điểm trừ:
Điểm cộng:
Điểm trừ:
Cả FBA và FBM đều là hai hình thức hoàn tất đơn hàng với hai mặt thuận lợi và khó khăn. Do đó, rất khó để so sánh xem hình thức nào tốt hơn hình thức nào. Tùy theo mô hình kinh doanh, nguồn vốn, nhân lực, quy mô, seller có thể lựa chọn hình thức xử lý đơn hàng phù hợp.
Với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và vị thể, hình thức FBA sẽ phù hợp với định hướng thương hiệu. Ngược lại, sellers với nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ, với mong muốn đẩy mạnh doanh thu nên sử dụng hình thức FBM.
Kết luận:
FBM hay FBA đều là hai hình thức kinh doanh hiệu quả nếu seller biết lựa chọn đúng. Tùy theo mục đích kinh doanh mà seller có thể chọn cho mình một mô hình phù hợp. Thật tuyệt là Printway có cung cấp cả hai lựa chọn là FBA và FBM cho seller sử dụng dịch vụ của mình.
Với hàng FBA, sellers chỉ cần lựa chọn sản phẩm, thanh toán base cost và phí vận chuyển, Printway sẽ thực hiện gửi hàng tới kho Amazon cho khách. Với FBM, Printway sẽ tiếp nhận đơn hàng, thực hiện in theo yêu cầu, đóng gói và vận chuyển tới tay khách. Seller có thể tham khảo danh sách sản phẩm của Pritnway tại đây và trở thành seller của chúng tôi tại đâyđể tiếp cận hơn 350+ sản phẩm chất lượng in và phân phối tại nhiều quốc gia ngay hôm nay!