Print On Demand - một trong những từ khóa đang rất thịnh hành trong cộng đồng kiếm tiền trực tuyến MMO trong nhiều năm trở lại đây. Là một mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn chủ động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử với vốn nhỏ, Print On Demand đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Có nhiều cách để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh từ POD. Tuy nhiên ngay cả những người bán kinh nghiệm nhất cũng không tránh khỏi những sai lầm trong quá trình này. Dưới đây là một sốlỗi phổ biến thường gặp bạn nên biết để phòng tránh mắc phải khi bán hàng Print On Demand.
Một vấn đề mà nhiều người bán Print On Demand thường gặp phải là bán các sản phẩm có thiết kế hoặc hình ảnh đã được đăng ký bản quyền. Điều này có thể là do vô tình hoặc cố ý, tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn ảnh hưởng tới tài khoản bán hàng hoặc tài khoản quảng cáo của bạn.
Một số ví dụ về việc sử dụng các thiết kế hình ảnh có bản quyền là: logo, biểu tượng của các thương hiệu lớn như Gucci, Adidas, Dior, … Nhân vật trong film ảnh như Mickey Mouse, hình ảnh Super Hero, Witch,... của các thương hiệu nổi tiếng như Disney, marvel,.... Hoặc các câu quote, slogan gắn liền với thương hiệu như “Just Do It”, “Think Different”,.. Hình ảnh của người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá,...
Hiện nay các nền tảng bán Print On Demand lớn như Amazon, Etsy, Redbubble đều kiểm tra gắt gao các yếu tố về hình ảnh và bản quyền. Để tránh bị khóa tài khoản, seller nên chủ động kiểm tra hình ảnh, mô tả sản phẩm trước khi listing lên của hàng.
Một số trang web sử dụng để kiểm tra trademark:
Các vấn đề về thiết kế thường xuyên xảy ra với những seller mới, đặc biệt là những newbie mới học và tự design các sản phẩm Print On Demand trên store. Thông thường các đơn vị fulfillment sẽ kiểm tra thiết kế và báo lại các lỗi khi chuẩn bị in, tuy nhiên, để hạn chế tối đa tỷ lệ trả hàng và review thấp, seller nên kiểm tra cẩn thận các yếu tố dưới đây khi design artwork cho sản phẩm.
Niche là một phân khúc nhỏ của thị trường và thường tập trung đến một nhóm khách hàng cụ thể. Trong thị trường Print On Demand với số lượng seller cạnh tranh lớn, niche chính là điểm khác biệt để khách hàng cân nhắc và đặt mua sản phẩm từ cửa hàng.
Ví dụ, seller có thể mở một cửa hàng áo thun chuyên vào niche thú cưng hoặc một cửa hàng chỉ bán đồ Home Decor Print On Demand,...
Để chọn được một niche thành công, seller có thể chú ý 2 yếu tố:
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ để tìm niche như: Google Trend, Amazon’s Best Selling Products, eBay Trending Products, Etsy’s Best Selling Items, Notonthehighstreet, Trendhunter, Trendwatching và Facebook Audience Insight để hỗ trợ tìm kiếm thị trường ngách cho mình.
Đánh giá khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thuyết phục khách hàng mới mua hàng và cũng là cơ sở để seller xem xét chất lượng sản phẩm từ đơn vị mà mình đang fulfill.
Nghiên cứu từ Bright Local đã chỉ ra rằng có tới 92% người tiêu dùng không quan tâm và không mua hàng ở các cửa hàng có nhiều đánh giá tiêu cực. 79% cho biết họ tin tưởng những bài review đánh giá bằng video, hình ảnh hoặc text.
Theo nghiên cứu từ eMarketer, 68% người dùng internet nhìn vào bảng xếp hạng sao được đánh giá từ người dùng để đưa ra quyết định nên hay không đạt hàng. 61% nhìn vào số lượng đánh giá mà mỗi người bán lẻ nhận được. Trong số đó hơn một nửa xem xét các đánh giá được đưa ra gần đây.
Để khuyến khích khách hàng để lại đánh giá, seller có thể áp dụng một số chiến lược như sử dụng voucher, gửi email, thực hiện survey, luôn phản hồi các review dù tích cực hay tiêu cực của khách hàng,...
Marketing là bước không thể bỏ qua trong quá trình bán hàng Print On Demand. Ví dụ điển hình của marketing là chạy ads. Với một số nền tảng như Etsy, khi bắt đầu tìm kiếm sản phẩm, kết quả trả về của sàn thương mại điện tử này chủ yếu là các sản phẩm đang được chạy ads.
Nếu không thực hiện tiếp thị, sản phẩm của seller sẽ khó tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng.
Một số cách để đẩy mạnh việc tiếp thị cửa hàng POD của bạn là:
SEO -tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quá trình nâng cao thứ hạng của sản phẩm, cửa hàng hay trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Chrome,...
Ngay cả khi nguồn traffic bạn có được đến từ quảng cáo trả tiền, SEO vẫn sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn bằng cách cải thiện số lượng và chất lượng của lưu lượng truy cập từ trang web. SEO cũng mang lại nguồn traffic tự nhiên mà seller không cần phải trả tiền để sở hữu.
Khách hàng thường có nhu cầu biết cụ thể thời gian mà họ có thể nhận được đơn hàng của mình. Seller cần cung cấp cho khách hàng thời gian ước tính với sai lệch từ 2-3 ngày.
Để giúp khách hàng biết được thời gian chính xác từ lúc họ đặt hàng tới lúc nhận hàng, seller nên hỏi trực tiếp các đơn vị fulfillment hoặc theo dõi báo cáo vận chuyển trên hệ thống của họ. Sau đó cập nhật thông tin cho khách hàng.
Nếu seller không trung thực với khách hàng về thời gian vận chuyển, khả năng khách hàng đánh giá thấp, trả hàng, hủy đơn hoặc open case sẽ cao hơn,.. Đặc biệt là vào mùa sale, khi các đơn hàng nhiều, phần lớn các đơn vị vận chuyển đều quá tải dẫn đến thời gian vận chuyển kéo dài hơn thông thường. Seller cần thông báo trước tới khách hàng và thiết lập thời gian vận chuyển và xử lý sản phẩm lâu hơn.
Kết luận: Là một người mới khi bán hàng POD, hẳn seller sẽ có lần mắc một trong những sai lầm trên, điều quan trọng là biết cách xử lý và khắc phục để tối ưu và nâng cao doanh thu cho cửa hàng! Hy vọng bài viết này sẽ giúp seller hiểu thêm về các lỗi thường gặp và khắc phục chúng ngay trong quá trình bán hàng ngay từ hôm nay!