September 07, 2022 8 min read

Năm 2022, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành thương mại điện tử với những con số hết sức ấn tượng. Những chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang đẩy mạnh cuộc chơi để đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn và đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng toàn cầu. Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường trong năm 2023, hãy cùng nhìn lại những số liệu trực quan về ecommerce trong năm 2021- 2022 và khám phá những Ecommerce trends trong năm 2023.

ecommerce trends

Số liệu nổi bật ngành thương mại điện tử năm 2021-2022

Trước khi phát triển quy mô doanh nghiệp và mở rộng tầm ảnh hưởng trong năm 2023, hãy cùng nhìn lại những số liệu trực quan về bức tranh của ngành thương mại điện từ trong năm 2021 - 2022 với các số liệu thống kê ngay dưới đây!

Quy mô thị trường

Theo nghiên cứu của eMarketer, số lượng khách hàng mua sắm trên các nền tảng số ngày càng tăng nên nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử điện tử và sự phổ biến của mạng Internet

ecommerce trend

Trong năm 2021, doanh số thương mại điện tử toàn cầu dự kiến đạt 4,891 nghìn tỷ USD. Con số này đánh dấu mức tăng trưởng 14.3% so với năm 2020. Trong năm 2022, tổng doanh số thương mại điện tử dự kiến đạt $5.908 nghìn tỷ, tăng 20.4% so với năm 2021. Điều này cho thấy thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành một miền đất hứa cho những nhà kinh doanh trực tuyến.

Xét về tổng số sale trong năm 2021, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với doanh số bán hàng trực tuyến lên tới hơn $2,779.31 tỷ. Với 792.5 triệu khách mua sắm online, chiếm 33.3 % tổng lượt khách mua trên toàn cầu, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường dẫn đầu ngành bán lẻ trực tuyến trong năm tới đây.

Theo sau là Hoa Kỳ với thị trường thương mại điện tử dự kiến đạt $843.15 tỷ đô trong năm 2021. Xếp thứ ba là Anh với tổng doanh số thương mại điện tử là 169 tỷ đô. Bên cạnh 3 thị trường lớn này, Nhật, Hàn, Đức, Pháp và Ấn Độ cũng là những quốc gia với chi tiêu khổng lồ cho ngành TMĐT.

Thông tin về người dùng thương mại điện tử

Về nhân khẩu học:

  • Tính đến tháng 1/2021, có4.66 tỷ người dùng internet hoạt động trên toàn thế giới, chiếm 59.5% dân số toàn cầu. Trong số này có tới 92.6% (4.32 tỷ) sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet.
  • Nhìn chung, khách hàng mua sắm trực tuyến chủ yếu là nam giới ở độ tuổi 25-49, theo nghiên cứu của Affilinet, 84.3% nam giới mua sắm trực tuyến so với 77% nữ giới.
  • Nhìn chung, lượng người dùng Internet mua sắm trực tuyến đang ngày càng tăng, độ tuổi mua sắm nhiều nhất là nhóm tuổi từ 24-25, theo sau là nhóm tuổi từ 16-24.

Đặc trưng:

  • Khách hàng trẻ tuổi thích mua sắm trên thiết bị di động
  • Họ thường chỉ sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet thay vì máy tính 

Hành vi mua sắm:

  • Các nền tảng social media như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube, Twittter vẫn là những mạng xã hội phổ biến nhất để kết nối khách hàng với các nền tảng mua sắm.
  • Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán phổ biến nhất
  • Khách hàng thường so sánh chi phí, sản phẩm, tính năng cũng như xem xét review, ý kiến trước khi mua sản phẩm trên Internet
  • Lộ trình chính để tiếp cận khách hàng là thông qua các công cụ tìm kiếm, social media và email marketing
  • Dưới tác động của Covid 19, nhiều khách hàng đã thay đổi thói quen mua sắm của họ và bắt đầu mua hàng trực tuyến thường xuyên hơn. Với tỷ lệ khách hàng chủ yếu  mua sắm trên các thiết bị di động, các doanh nghiệp sẽ cần chủ động tối hóa các nền tảng thương mại điện tử của họ.

Xu hướng mua sắm sản phẩm trong năm 2022

ecommerce

Theo nghiên cứu của Statista, top 5 danh mục chiếm lĩnh thị trường mua sắm trực tuyến toàn cầu.

  • Đứng đầu là ngành điện tử với tổng số chi tiêu là 1,043 tỷ đô
  • Các sản phẩm Fashion chiếm vị trí thứ hai với giá trị lên tới hơn 1001 tỷ đô 
  • Furniture đứng ở vị trí thứ ba với doanh thu 492 tỷ USD,trong khi các sản phẩm và thực phẩm đứng thứ 4 với 432,1 tỷ đô
  • Đứng cuối trong danh sách là các sản phẩm liên quan tới đồ chơi, sở thích và DIY với doanh thu ước tính là 431,9 tỷ đô.

Xu hướng thiết kế eCommerce trong năm 2023

Khi thương mại điện tử ngày càng phát triển, khách hàng cũng trở nên khó tính và đòi hỏi nhiều hơn vào các dịch vụ và trải nghiệm mà các chủ kinh doanh cung cấp. Các nền tảng bán hàng giờ đây không chỉ phải đẹp mắt, tốc độ tải nhanh và còn phải tương thích với đa thiết bị. Thiết kế trực quan của mỗi cửa hàng cũng có tác động không nhỏ tới quyết định mua sắm trong hành trình mua của mỗi khách hàng. Dưới đây là một số xu hướng thiết kế cửa hàng được PageFly - Shopify Page Builder tổng hợp.

Light Mode - Website design trends 2023

Nếu như Dark Mode từng làm mưa làm gió trong năm qua với nhiều thiết kế phổ biến mà mọi ông lớn đều sử dụng, nó sẽ trở nên lỗi thời hơn vào năm 2023. Khách hàng có thể sẽ chú ý tới các website với tông trắng và trung tính kết hợp với một số màu sáu làm điểm nhấn khác biệt. 

Thiết kế hình ảnh sản phẩm động

Thời gian là tiền bạc, dù khách hàng sẵn sàng lướt web để tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhưng họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào việc mua sắm bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào. Những nhà bán lẻ trực tuyến có thể giúp người mua nhanh chóng có được những gì mà họ cần bằng cách sử dụng hình ảnh sản phẩm với chế độ động.

Sản phẩm áp dụng chế độ này cho phép hiển thị nhiều góc độ của sản phẩm khi khách tương tác, nhờ vậy họ có thể xem và đánh giá sản phẩm trong thời gian ngắn.

Thiết lập chế độ lọc

Các cửa hàng thương mại điện tử thường cùng cấp nhiều sản phẩm với kích thước, màu sắc, giá cả hoặc phân loại hàng khác nhau. Khách hàng sẽ cần một phương pháp tối ưu nhất để nhanh chóng lọc được các sản phẩm theo đúng nhu cầu của mình.

Đó là lý do mà những nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử cần thiết lập mục Filter trên trang sản phẩm của mình. Phần bộ lọc này sẽ giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm thích hợp một cách trực quan nhất.

Chế độ tìm kiếm trực tiếp

Chế độ tìm kiếm trực tiếp cũng rất hữu ích với các cửa hàng thương mại điện tử với nhiều danh mục sản phẩm. Đó là lý do mà nhiều platform như Shopify, Wix hay BigCommerce đều cung cấp các theme có chứa thanh search trong thiết kế trang chủ của mình. Nhờ vào tính năng này mà buyers có thể tìm thấy chính xác những thứ họ đang cần mua nhanh hơn.

Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang trên các thiết bị di động đã trở thành một tiêu chí xếp hạng quan trọng cho các trang web theo cập nhật của thuật toán Core Web Vital của Google trong năm 2021. Khách hàng cũng có xu hướng từ bỏ việc mua sắm nếu tốc độ tải trang dài hơn 3s. Do vậy, các nhà thiết kế website hoặc chủ cửa hàng thương mại điện tử sẽ phải tối ưu hóa cửa hàng của mình với tốc độ tải trang nhanh để cửa hàng được xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.


Các xu hướng tiếp thị Ecommerce trong năm 2023

Sở hữu một cửa hàng trên các nền tảng trực tuyến chỉ là điều kiện cần để bắt đầu kinh doanh, điều kiện đủ để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ là các phương thức tiếp thị hiệu quả. Dưới đây là một số xu hướng tiếp thị có thể nhân đôi doanh thu của bạn trong năm tới đây.

Cá nhân hóa tương tác người dùng


Cá nhân hóa tương tác người dùng đã trở thành một thành phần quan trọng trong quá trình bán hàng. Phương pháp này có thể được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như gửi email trực tiếp vào hòm thư của khách hàng, quảng cáo các sản phẩm theo nhu cầu của họ, dành tặng ưu đãi vào ngày sinh nhật của khách,...

Việc thiết lập các phương thức tiếp thị cá nhân hóa sẽ khuyến khích khách hàng truy cập trang web, đặt hàng sản phẩm và tăng traffic cho cửa hàng.

Tối ưu hóa mục Checkout


Một trong những lý do trí mạng khiến khách hàng từ bỏ việc mua sắm hoặc gây ra tình trạng Abandoned Cart là sự phức tạp trong quá trình thanh toán. Để tối ưu quá trình Checkout, người bán cần cung cấp đa dạng phương thức thanh toán với nhiều payment gateways hoặc credit card, cho phép thanh toán mà không yêu cầu tạo tài khoản cũng như tối ưu trang checkout để tốc độ tải không quá chậm,...

Tăng cường sử dụng AI trong quá trình bán hàng

AI hiện đang được sử dụng mạnh mẽ để nâng cao trải nghiệm mua hàng của mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử. Bằng cách thu thập thông tin về người dùng, AI có thể tự động gửi các thông báo khuyến mãi, email nhắc nhở về Abandoned Cart hay gửi thông tin hữu ích tới người dùng một cách tự động.

Ứng dụng thực tế nhất của AI với mọi nhà bán lẻ trực tuyến là việc sử dụng chat bot thay cho customers service để phản hồi khách hàng 24/7.

Bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh là một trong những phương pháp hiệu quả để mở rộng thương hiệu cũng như tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn. Hiện nay, khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá cả trên nhiều nền tảng, việc chủ động tiếp thị sản phẩm đa kênh là cánh cửa mở cho những ai muốn mở rộng quy mô kinh doanh. 

Nhiều seller thường e ngại việc bán hàng đa kênh có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình quản lý. Tuy nhiên rất nhiều platform như Shopify hay BigCommerce,... đều tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ người bán bán hàng đa kênh và quản lý đơn hàng một cách dễ dàng.


Nhìn chung, năm 2023 vẫn sẽ là một năm rất rực rỡ cho những chủ doanh nghiệp thương mại điện tử. Những gì mà bạn cần hôm nay là sự chủ động, nắm lấy thời cơ và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với xu hướng và yêu cầu của thị trường!

Hạnh Hoàng
Hạnh Hoàng


Leave a comment