Từ khóa “định giá sản phẩm” hay “chiến lược định giá” đã và đang được nhắc đến ngày càng nhiều, đặc biệt là trong việc tối ưu doanh thu của mỗi doanh nghiệp nói chung và mỗi cửa hàng trực tuyến nói riêng. Đã đến lúc áp dụng chiến lược định giá sản phẩm một cách thông minh để tối ưu hóa doanh thu của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đầy tính cạnh tranh. Dưới đây là 6 chiến lược định giá giúp mọi người bán gia tăng doanh thu của hàng hiệu quả.
Chiến lược định giá sản phẩm là một mắt xích quan trọng hàng đầu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây được xem là con át chủ bài quyết định sự tăng trưởng doanh thu, vị thế, danh tiếng của thương hiệu trên thị trường. Đó là lý do mà nhiều ông lớn như Apple, Samsung duy trì được sức hút dù giá thành cực kỳ cạnh tranh trên thị trường.
Định giá sản phẩm không phải là một quá trình dễ dàng, ngoài việc tính toán các chi phí về sản xuất, nhân công, tiếp thị, phân phối, doanh nghiệp còn phải xác định mức giá sao cho sản phẩm có tính cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực mà vẫn đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu.
Dưới đây là top các chiến lược định giá đã và đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm gia tăng doanh thu và tầm ảnh hưởng của cửa hàng. Cùng tìm hiểu top 6 chiến lược sau và cùng áp dụng ngay với cửa hàng Print On Demand của bạn ngay hôm nay.
Định giá theo thặng số hay còn gọi là Cost - Plus Pricing là phương pháp định giá sản phẩm đơn giản nhất trong các chiến lược thường thấy trên thị trường.
Bước đầu tiên để định giá theo thặng số là xác định toàn bộ chi phí sản xuất, tiếp thị, quảng cáo, nhân sự….. hay còn gọi là giá vốn mà bạn phải chi cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sau khi đã xác định được giá vốn, bạn sẽ thêm một tỷ lệ phần trăm cố định (như 10%, 20%. 30%) để tạo ra lợi nhuận.
Chiến lược định giá này tương đối phù hợp cho những nhà bán lẻ trực tuyến như Print On Demand hay Dropshipping. Tuy nhiên phương pháp này lại không phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ phức tạp như phần mềm hay dịch vụ tư vấn.
Ví dụ về chiến lược định giá theo thặng số: Một chiếc áo thun Print On Demand có giá base cost là 10$, các chi phí khác như quảng cáo, phí listing trên platform, chi phí vận chuyển,... chiếm 8$. Tổng giá vốn bán hàng của sản phẩm là 18$. Tùy theo nhu cầu thị trường và giá thành của đối thủ, seller có thể thiết lập mức lợi nhuận từ 30-50%, sau đó cộng thêm vào phần giá vốn này để ra được mức giá cuối cùng của sản phẩm.
Chiến lược định giá cạnh tranh là chiến lược giá dựa trên các sản phẩm dịch vụ khác đang bán trên thị trường. Phương pháp này phù hợp với những người đang bán các mặt hàng có tính chất tương tự nhau. Định giá cạnh tranh thường được áp dụng khi giá của các sản phẩm đã đạt mức bão hòa do thị trường có nhiều sản phẩm và dịch vụ tương tự.
Người bán có thể định giá bằng giá của đối thủ, định giá thấp hơn hoặc cao hơn khi có các thế mạnh riêng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ điển hình nhất về chiến lược định giá cạnh tranh là giá Store Plan của Shopify. Nếu so sánh giá Store Plan của Shopify với các nền tảng khác, bạn sẽ thấy giá của họ chỉ tương đồng với giá của đối thủ cạnh tranh. Thế mạnh của Shopify là cung cấp nhiều tính năng hơn so với cùng một mức giá, USP mà ít đối thủ nào có thể vượt mặt.
Chiến lược định giá tâm lý là việc định giá đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng thay vì mặt logic. Đây là chiêu bài thường thấy ở nhiều cửa hàng, ví dụ, một chiếc T-shirt được bán với giá $19.99 sẽ hút khách hơn mức giá $20. Chiến thuật này hiệu quả vì mọi người thường có xu hướng đọc từ trái qua phải và nhìn những con số đầu tiên để quyết định mua hàng.
Một chiến lược khác đánh vào tâm lý người dùng là chiến lược neo giá. Hình thức này hoạt động bằng cách đẩy giá lên cao sau đó đưa nó về mức giá thấp hơn để tạo cảm giác mua được giá hời cho khách hàng. Ví dụ: Giảm giá áo từ $100 về $75
Mục tiêu của việc định giá theo tâm lý là thúc đẩy nhu cầu của khách hàng bằng cách tạo cho họ một ảo giác về giá trị tăng.
Đúng như cái tên của mình, chiến lược định giá Premium là phương pháp đặt giá cao để tặng giá trị của sản phẩm dịch vụ. Với cách định giá này, chủ doanh nghiệp sẽ đặt giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Cách định giá này phù hợp với những ai đang muốn bán các sản phẩm độc nhất, khác biệt.
Việc định giá cao với các sản phẩm có 1-0-2 sẽ khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm có giá trị ngang với mức giá mà chúng được bán ra. Bên cạnh chiến lược định giá cao, doanh nghiệp cũng cần chú ý vào chất lượng sản phẩm, thương hiệu và bao bì để mức giá đặt ra tương xứng với chất lượng sản phẩm.
Với sản phẩmPrint On Demand, seller có thể thiết lập mức giá cao với các sản phẩm yêu cầu tính cá nhân hóa cao hoặc các sản phẩm handmade, custom đặc biệt theo nhu cầu của khách hàng.
Định giá theo gói là chiến lược đặt ra mức giá thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Với người bán hàng Print On Demand, định giá theo gói giúp seller bán được nhiều sản phẩm hơn cùng một lúc và gia tăng giá trị trung bình của đơn hàng (AOV). Đây cũng được xem là một trong những chiếc lược hiệu quả để upsell, cross sell các sản phẩm đang có trong listing của người bán.
Ví dụ về Bundle Pricing Strategy cho người bán POD: Bán combo sản phẩm T-shirt, Hat, Shoes với giá $85 thay vì bán lẻ T-shirt, Hat hay Shoes với giá $30.
Định giá hớt váng là chiến lược mà seller set mức giá cao ngay từ khi sản phẩm mới ra mắt để tối ưu hóa doanh thu, sau đó dần dần hạ giá sản phẩm xuống để thu hút những khách hàng thích vợt sale.
Ưu điểm của chiến lược về giá này là cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận sản phẩm ngay khi nó mới ra mắt mà vẫn thu được lợi nhuận sau khi đã giảm giá sản phẩm. Với người bán Print On Demand, chiến lược này sẽ hiệu quả với các sản phẩm mới lại, độc đáo và đặc biệt như các dòng sản phẩm trong danh mục Home Decor hoặc danh mục quà tặng customization.