May 22, 2022 8 min read

Khi nhắc tới việc gia tăng doanh thu, nhiều nhà kinh doanh nghĩ rằng cách nhanh nhất để thâu tóm thị trường là tìm kiếm thêm thật nhiều khách hàng mới. Tuy vậy, đây không phải là cách duy nhất để phát triển doanh nghiệp bền vững. Với những nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là người bán Print On Demand, tăng AOV hay tăng giá trị trung bình của đơn hàng sẽ là bí kíp cho doanh nghiệp luôn phát triển mạnh mẽ. VậyAOV là gìvà làm thế nào để cải thiện chỉ số AOV. Hãy cùng Printway tìm hiểu ngay sau đây!

aov la gi

AOV là gì? 

Một trong những vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp thương mại điện tử thường xem nhẹ là việc theo dõi tổng doanh thu mà mỗi đơn hàng đem lại mà không hề biết rằng đây là một yếu tố quan trọng giúp cửa hàng của mình bứt phá doanh số. 

AOV là gì?Giá trị trung bình của đơn hàng hay còn gọi là Average Order Value là số tiền trung bình mà khách hàng chi cho mỗi đơn đặt hàng trên cửa hàng của bạn. Chỉ số AOV thường trực tiếp ảnh hưởng tới doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra, khi AOV tăng, doanh thu bán hàng sẽ tăng và khi AOV giảm, doanh thu mang lại cũng sẽ tỉ lệ thuận với chỉ số này.

cach tinh AOV

Để tính AOV cho mỗi đơn hàng được thực hiện tại cửa hàng của mình, sellers chỉ cần lấy tổng doanh thu chia cho tổng số đơn đặt hàng, công thức cụ thể như sau:

Average Order Value = Total Revenue: Total Numbers of Orders

Ví dụ bạn đang sở hữu một cửa hàng bán áo thun Print On Demand với tổng doanh thu một tháng là $5200 với 130 sản phẩm, chỉ số AOV sẽ là: $5200/130=$40. Con số $40 này sẽ là số tiền trung bình một khách hàng bỏ ra khi đặt hàng tại cửa hàng của bạn.

>>> Đọc thêm:Abandoned Cart - 5 cách giảm thiểu tỷ lệ giỏ hàng bị bỏ quên cho seller Print On Demand

Đâu là lý do khiến chỉ số này trở thành xương sống của mọi doanh nghiệp

Có lý do để ví chỉ số AOV như xương sống trong mạch phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu AOV cao, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đang mua các sản phẩm đắt tiền hơn hoặc mua thêm nhiều các sản phẩm hơn từ doanh nghiệp. Trái lại, nếu các đơn hàng có giá trị thấp, chủ doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn để thu hút khách hàng và hoàn thiện các mục tiêu kinh doanh.


Việc xem xét chỉ số AOV giúp seller hoặc online retailers ước lượng doanh thu có được từ website, chiến dịch marketing, traffic và conversion rate. Khi chỉ số này ở mức ổn định, seller không cần gia tăng thêm các chi phí cho tiếp thị hay sale. AOV cũng được nhiều nhà tiếp thị sử dụng như một đòn bẩy để phát triển doanh nghiệp. Một số chiến lược để thúc đẩy chỉ số AOV là upsell, cross-sell, free shipping và discount với các đơn hàng đạt giá trị tối thiểu,...

7 bí kíp đẩy mạnh doanh số cửa hàng từ việc gia tăng AOV

Việc cải thiện chỉ số AOV của cửa hàng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số bí kíp đơn giản hỗ trợ người bán đẩy mạnh doanh thu và gia tăng giá trị trung bình của đơn hàng một cách hiệu quả!

Miễn phí vận chuyển khi đơn hàng đạt giá trị tối thiểu

Việc mua hàng mà không phải trả phí vận chuyển đã trở thành con át chủ bài trong việc khuyến khích khách hàng đặt mua sản phẩm. Đặc biệt với các khách hàng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Etsy hay eBay. 

mien phi van chuyen don hang

 

Điều này khá dễ hiểu khi ông lớn Amazon đã tạo cho khách hàng thói quen nhận hàng trong thời gian ngắn với phí vận chuyển bằng 0. Theo nghiên cứu được thực hiện từ BigCommerce - một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu, có tới84% khách hàng sẵn lòng thực hiện mua hàng khi được freeship và 30% sẵn sàng đặt hàng thêm sản phẩm để đạt giá trị tối thiểu với cơ hội được giao hàng miễn phí.

Với người bán POD nói riêng và những nhà bán lẻ trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử nói chung, seller có thể thuyết phục khách hàng tăng AOV bằng cách cung cấp mã miễn phí vận chuyển khi đơn hàng đạt giá trị tối thiểu. Ví dụ: Miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng trên $50, $150 hay $200.

Một cách hữu ích để vừa tăng AOV vừa đảm bảo seller không bị lỗ khi miễn phí vận chuyển cho khách là thêm 30% vào AOV của cửa hàng. Ví dụ: chỉ số AOV của cửa hàng là $100, hãy thêm 30% vào chỉ số này và và miễn phí vận chuyển cho đơn hàng với giá trị tối thiểu là $130. 


Khuyến mãi sản phẩm

Mặc dù việc khuyến mãi sản phẩm để tăng giá trị trung bình của đơn hàng nghe có vẻ không trực quan và thực tế. Tuy nhiên đây lại là cách hiệu quả để tăng AOV với các điều kiện như “giảm giá 10% khi mua từ hai sản phẩm, giảm giá X% cho đơn hàng từ $300 hay mua thêm $30 để được giảm $5 cho sản phẩm tiếp theo,...”  Những chiến thuật nhỏ này sẽ giúp cửa hàng bứt phá doanh thu khi khách hàng cố gắng mua thêm sản phẩm để được giảm giá dù số tiền họ phải bỏ ra là gấp đôi.

khuyen mai san pham

 

Để khách hàng thực hiện mua hàng mà không chần chừ, seller có thể tận dụng hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out) bằng cách hạn chế thời gian thực hiện khuyến mãi, đưa ra những cơ hội có hạn, nhấn mạnh vào việc sản phẩm sắp hết hàng hoặc thêm tính năng đang mua trên trang web để tạo động lực mua hàng.

Áp dụng chiến thuật Upsell và Cross Selling

Upsell (bán thêm) và cross sell (bán chéo) là hai hình thức được sử dụng nhiều nhất để khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm và gia tăng thêm giá trị cho đơn hàng.

Upsell là việc khuyến khích khách hàng đặt mua thêm các sản phẩm có giá trị hơn hoặc các sản phẩm đắt tiền hơn. Ví dụ khi bán gối, seller có thể upsell bằng cách khuyến khích khách hàng mua một bộ gối hoặc một set vỏ chăn,...

upsell and cross sell

 

Cross-sell là hình thức bán kèm mặt hàng có liên quan tới sản phẩm mà khách đang mua dựa theo nhu cầu của họ. Ví dụ, khi khách mua sản phẩm áo, seller có thể cross-sell bằng cách bán thêm quần, tất hoặc mũ,... Bán chéo trở nên hiệu quả hơn nếu seller biết phối hợp các sản phẩm có liên quan tới nhau một cách trực quan bằng hình ảnh. 

Chẳng hạn, thay vì sử dụng hình ảnh mockup áo T-shirt, seller có thể dùng hình người mẫu minh họa với một số phụ kiện như mũ, khăn quàng hay phối với các mẫu quần hoặc các sản phẩm mà mình đang bán. Nhiều khách hàng có xu hướng chọn mua trang phục theo bộ đã được phối sẵn, cách này sẽ giúp tăng giá trị cho đơn hàng một cách đơn giản và hiệu quả.

Thực hiện các chương trình dành cho khách hàng thân thiết

Theo nghiên cứu của Smile.io, các chương trình dành riêng cho khách hàng thân thiết có khả năng tăng chỉ số AOV tới 14%.

customer rpyalty program

 

Khách với khách hàng mới, khách hàng thân thiết là những người đã từng sử dụng dịch vụ, sản phẩm và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các đơn hàng tiếp theo. Nếu biết tận dụng lượng khách hàng sẵn có này, seller hoàn toàn có thể gia tăng giá trị đơn hàng trung bình mà không cần tốn quá nhiều chi phí tiếp thị.

Các chương trình dành cho khách hàng thân thiết có thể là chương trình miễn phí vận chuyển cho đơn hàng thứ 2 sau đơn hàng đầu tiên, giảm 10-15% cho đơn hàng đạt giá trị tối thiểu, tích điểm sau mỗi lần mua hàng để được nhận quà tặng. 

Hỗ trợ khách hàng với live chat cùng thời gian phản hồi nhanh

Những khách hàng có xu hướng mua hàng nhiều trong cùng một đơn thường sẽ cần giải đáp về nhiều vấn đề, ví dụ như sản phẩm còn màu sắc mà họ muốn không, thời gian giao hàng ra sao và các chính sách hoàn trả như thế nào. Seller có thể tạo các chat bot để trả lời các câu hỏi tự động cho khách hàng 24/7 và trực tiếp phản hồi họ khi có thời gian. 

phan hoi khach hang nhanh chong

 

Việc phản hồi các thắc mắc của khách hàng kịp thời đồng nghĩa với tiềm năng bán hàng cao hơn và ít gặp tình trạng abandoned cart - giỏ hàng bị bỏ quên. 


Thể hiện chi phí cắt giảm với đơn hàng giá trị lớn

Nhiều khách hàng thường cảm thấy có lỗi khi chi tiêu quá nhiều tiền trong quá trình mua sắm. Cảm giác này có thể khiến họ chần chừ khi đưa ra quyết định mua hàng và có thể sẽ từ bỏ việc mua hàng. Tuy nhiên, nếu seller có thể cho khách hàng thấy được số tiền mà họ có thể tiết kiệm từ việc mua nhiều sản phẩm cùng một lúc, họ có thể thay đổi quyết định và tiếp tục việc thanh toán cho đơn hàng.

Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá và phản hồi

Theo một số nghiên cứu, có tới91% khách hàng thường xuyên đọc review sản phẩm, dịch vụ và có tới 84% tin tưởng vào những đáng giá này. 68% đưa ra quyết định có sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay sau sau khi đọc từ một tới 6 bài đánh giá.

khuyen khich khach hang de lai phan hoi

 

Để gia tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, seller cần cho khách hàng thấy được chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình mang lại, những đánh giá tốt sẽ là đòn bẩy để khách hàng quyết định đặt mua nhiều sản phẩm hơn. 


Kết luận:

Có thể thấy AOV là chỉ số quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ chủ doanh nghiệp thương mại điện tử nào. Seller cần phải theo dõi sát sao các chỉ số liên quan tới AOV để kịp thời điều chỉnh chiến lược tiếp thị, lưu lượng truy cập và tỷ lệ chốt đơn hàng,...

Bài viết trên đã giải thích khái niệm AOV là gì? Tầm quan trọng của AOV cũng như một số giải pháp cho người bán POD nói riêng và các nhà kinh doanh online nói chung đẩy mạnh chỉ số AOV. Việc cải thiện AOV hoàn toàn không khó, nếu bạn không muốn là người đến sau, hãy bắt đầu tối ưu chỉ số AOV ngay hôm nay. Printway tin rằng bạn có thể gia tăng doanh thu từ cửa hàng POD một cách đáng kể nếu tận dụng những phương pháp trên. Chúc bạn thành công!


>>> Tham khảo danh sách sản phẩmPrint On Demandtại Printway để mở rộng doanh thu cửa hàng và đạt doanh số triệu sales ngay hôm nay!

Hạnh Hoàng
Hạnh Hoàng


Leave a comment